Câu chuyện Hanoia

Nghệ thuật sơn mài

Hanoia luôn cố gắng tôn vinh truyền thống nghệ thuật sơn mài Việt thông qua những câu chuyện nhỏ về các nghệ nhân. Họ được ví như “báu vật” của nghề sơn mài truyền thống, hay cuốn “cẩm nang sống” về các kỹ thuật cổ.

Đã tồn tại trong lịch sử Trung Hoa từ hàng ngàn năm trước, nghệ thuật sơn mài được khẳng định là một trong những hình thức biểu đạt cổ nhất và đáng tôn kính nhất của nền văn hóa Á đông. Theo con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc với các nước láng giềng, kỹ thuật sơn mài truyền thống nhanh chóng được du nhập sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nghệ thuật sơn mài Việt Nam là cả một quá trình lao động miệt mài tốn biết bao thời gian và công sức. Mỗi tác phẩm sơn mài, dù lớn như bức tranh hay nhỏ bằng đôi đũa, chiếc bát đều phải trải qua hơn 20 công đoạn thủ công kéo dài trong ba tháng. Quy trình này bắt đầu bằng việc lựa chọn loại gỗ phù hợp để tạo dáng cho từng loại sản phẩm sơn mài, gọi là làm mộc. Sau đó, một lớp nhựa sơn mài sẽ được phủ lên, thấm sâu vào từng thớ gỗ để tạo độ cứng cho mộc đồng thời chống mối mọt.

Tỉnh Phú Thọ nằm ở phía Bắc Việt Nam nổi tiếng là quê hương của cây sơn mài. Khi mới được chiết xuất từ cây, nhựa sơn mài có màu trắng đục như sữa, gặp không khí nó sẽ ngả vàng và dần dần chuyển thành màu đen khi đông lại. Mộc sẽ tiếp tục được phất một lớp vải mịn để đảm bảo không bị nứt hay co ngót ở điều kiện khí hậu khô lạnh. Năm lớp sơn mài lần lượt được phủ lên lớp vải đó để tạo độ dày cần thiết. Tuy nhiên, người thợ sơn mài phải đợi từng lớp sơn khô đi mới tiến hành mài nước. Công việc này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần (đôi khi tới 15 lớp sơn mài hoặc hơn) để sơn mài đạt độ mịn màng, óng ả. Tùy vào thiết kế của từng sản phẩm sơn mài, nghệ nhân sẽ quyết định các bước trang trí một cách phù hợp nhất.

Sơn mài ngày nay đã có một số thay đổi để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, như việc thay thế một số chất liệu truyền thống (gỗ tự nhiên, nhựa sơn mài) bằng các chất liệu mới (gỗ MDF, sơn công nghiệp), nhưng quá trình lao động thủ công kiên trì và tỉ mỉ của ông cha ta vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Trân trọng nghệ thuật sơn mài truyền thống Việt Nam, Hanoia mong muốn mang vẻ đẹp đó tới gần hơn cuộc sống hàng ngày, qua quá trình sáng tạo nhiều dòng sản phẩm, từ đồ trang trí nội thất đến các bộ sưu tập nữ trang. Kết hợp hài hòa hai nền văn hóa Đông – Tây, giữa truyền thống và hiện đại, sơn mài Hanoia thể hiện sự kết tinh của chất lượng, công năng sử dụng, tính đương đại và truyền tải văn hóa Việt Nam.

Mỗi sản phẩm của Hanoia đều trải qua nhiều công đoạn thủ công khắt khe và tỉ mỉ, đòi hỏi lòng kiên nhẫn, sự tập trung cao độ và tay nghề khéo léo của người thợ sơn mài. Bằng việc phát triển một bảng màu phong phú và những kỹ thuật độc bản, họ đã tạo nên bản sắc riêng cho sơn mài Hanoia.

NGHỆ THUẬT SƠN MÀI

Hanoia luôn cố gắng tôn vinh truyền thống nghệ thuật sơn mài Việt thông qua những câu chuyện nhỏ về các nghệ nhân. Họ được ví như “báu vật” của nghề sơn mài truyền thống, hay cuốn “cẩm nang sống” về các kỹ thuật cổ.

Đã tồn tại trong lịch sử Trung Hoa từ hàng ngàn năm trước, nghệ thuật sơn mài được khẳng định là một trong những hình thức biểu đạt cổ nhất và đáng tôn kính nhất của nền văn hóa Á đông. Theo con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc với các nước láng giềng, kỹ thuật sơn mài truyền thống nhanh chóng được du nhập sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nghệ thuật sơn mài Việt Nam là cả một quá trình lao động miệt mài tốn biết bao thời gian và công sức. Mỗi tác phẩm sơn mài, dù lớn như bức tranh hay nhỏ bằng đôi đũa, chiếc bát đều phải trải qua hơn 20 công đoạn thủ công kéo dài trong ba tháng. Quy trình này bắt đầu bằng việc lựa chọn loại gỗ phù hợp để tạo dáng cho từng loại sản phẩm sơn mài, gọi là làm mộc. Sau đó, một lớp nhựa sơn mài sẽ được phủ lên, thấm sâu vào từng thớ gỗ để tạo độ cứng cho mộc đồng thời chống mối mọt.

Tỉnh Phú Thọ nằm ở phía Bắc Việt Nam nổi tiếng là quê hương của cây sơn mài. Khi mới được chiết xuất từ cây, nhựa sơn mài có màu trắng đục như sữa, gặp không khí nó sẽ ngả vàng và dần dần chuyển thành màu đen khi đông lại. Mộc sẽ tiếp tục được phất một lớp vải mịn để đảm bảo không bị nứt hay co ngót ở điều kiện khí hậu khô lạnh. Năm lớp sơn mài lần lượt được phủ lên lớp vải đó để tạo độ dày cần thiết. Tuy nhiên, người thợ sơn mài phải đợi từng lớp sơn khô đi mới tiến hành mài nước. Công việc này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần (đôi khi tới 15 lớp sơn mài hoặc hơn) để sơn mài đạt độ mịn màng, óng ả. Tùy vào thiết kế của từng sản phẩm sơn mài, nghệ nhân sẽ quyết định các bước trang trí một cách phù hợp nhất.

Sơn mài ngày nay đã có một số thay đổi để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, như việc thay thế một số chất liệu truyền thống (gỗ tự nhiên, nhựa sơn mài) bằng các chất liệu mới (gỗ MDF, sơn công nghiệp), nhưng quá trình lao động thủ công kiên trì và tỉ mỉ của ông cha ta vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Trân trọng nghệ thuật sơn mài truyền thống Việt Nam, Hanoia mong muốn mang vẻ đẹp đó tới gần hơn cuộc sống hàng ngày, qua quá trình sáng tạo nhiều dòng sản phẩm, từ đồ trang trí nội thất đến các bộ sưu tập nữ trang. Kết hợp hài hòa hai nền văn hóa Đông – Tây, giữa truyền thống và hiện đại, sơn mài Hanoia thể hiện sự kết tinh của chất lượng, công năng sử dụng, tính đương đại và truyền tải văn hóa Việt Nam.

Mỗi sản phẩm của Hanoia đều trải qua nhiều công đoạn thủ công khắt khe và tỉ mỉ, đòi hỏi lòng kiên nhẫn, sự tập trung cao độ và tay nghề khéo léo của người thợ sơn mài. Bằng việc phát triển một bảng màu phong phú và những kỹ thuật độc bản, họ đã tạo nên bản sắc riêng cho sơn mài Hanoia.

Back to top