- Trang chủ
- Blog
- Quy trình làm sơn mài truyền thống tại Hanoia
Quy trình làm sơn mài truyền thống tại Hanoia
Nghệ thuật sơn mài đã tồn tại cùng với lịch sử Trung Hoa từ hàng ngàn năm trước và được khẳng định là hình thức biểu đạt đáng tôn kính và cổ đại nhất của nền văn hóa Á đông. Kỹ thuật sơn mài truyền thống nhanh chóng du nhập sang nhiều nước ở Châu Á, trong đó có Việt Nam thông qua con đường tơ lụa nối liền từ Trung Quốc sang các nước láng giềng.
Nghệ thuật sơn mài Việt Nam là cả một quá trình lao động miệt mài tốn biết bao thời gian và công sức. Mỗi tác phẩm sơn mài, dù lớn hay nhỏ đều phải trải qua hơn 20 công đoạn thủ công kéo dài trong 3 tháng. Để tìm hiểu kỹ hơn về các kỹ thuật sơn mài, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây:
1. Mộc
Công đoạn tạo dáng cho sản phẩm sơn mài, có thể bằng gỗ, MDF hoặc sợi nhân tạo, thường được gọi là làm mộc. Các nghệ nhân sơn mài sẽ kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng mộc để đảm bảo mộc trơn láng, không có vết nứt hay lồi lõm. Sau đó họ sẽ phủ một lớp keo lên mộc nhằm bảo vệ bề mặt sản phẩm.
2. Hom
Mộc tiếp tục được phủ một lớp hỗn hợp sơn dày, được làm từ sơn mài tự nhiên, bột đá, đất núi mịn, mùn cưa và đất phù sa, sau đó phất lên một lớp vải cotton mịn nhằm tăng độ cứng và bảo đảm sản phẩm không bị nứt ở điều kiện khí hậu khô lạnh.
3. Lót
Khi sơn hom đã khô, nghệ nhân sẽ dùng một lớp sơn sống phủ lên trên toàn bộ bề mặt của hom. Sản phẩm sau đó sẽ được đem ra mài nước để tạo độ phẳng và phủ thêm một lớp hỗ hợp sơn bên ngoài.
3.1. Cẩn trứng
Sau khi thực hiện từ 6 đến 8 lớp sơn hom, các nghệ nhân sơn mài sẽ tiến hành công đoạn trang trí. Cẩn trứng là một kỹ thuật khó đòi hỏi tay nghề cao, độ tập trung và sự tỉ mỉ đến từng chi tiết để đảm bảo mẫu hoa văn luôn ổn định và mềm mại trong từng chuyển động.
3.2 Mài lót
Các nghệ nhân sẽ phủ một lớp sơn mài tự nhiên lên sản phẩm, riêng phần có họa tiết sẽ được phủ sơn trong. Sau khi lớp sơn này khô, mài nhẹ bề mặt sản phẩm dưới hồ nước ngọt. Quy trình này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục.
4. Dán vàng / bạc
Kỹ thuật dán vàng bạc trên sơn mài đã có từ hàng nghìn năm trước. Nó đòi hỏi tay nghề khéo léo, sự tận tâm và tập trung cao độ của người thợ sơn mài bởi với độ mỏng 0.1micron, mỗi lá vàng là cả một công trình nghệ thuật.
Các nghệ nhân cẩn thận đặt lá vàng/bạc lên trên bề mặt họa tiết rồi dùng bút lông chổi to ấn đều. Công việc này được tiến hành hết sức tỉ mỉ cho đến khi lá vàng/bạc phủ kín vùng họa tiết. Sau đó, họ sẽ dùng một chiếc bút lông cứng hơn để loại bỏ phần lá vàng/bạc thừa khỏi vùng họa tiết.
5. Vào màu
Các nghệ nhân tiến hành phủ màu trên bề mặt sản phẩm. Họ thực hiện công việc này rất cẩn thận để đảm bảo lớp sơn đều và trơn mượt.
6. Mài màu
Mài màu là một hình thức đặc biệt của kỹ thuật mài nước mà khi kết hợp với những công đoạn sơn mài khác, nó sẽ mang đến cho sản phẩm một vẻ ngoài bóng loáng như gương.
Các nghệ nhân dùng bút vẽ để phủ màu sản phẩm, vì vậy không tránh khỏi để lại những vệt vẽ trên bề mặt. Công đoạn mài màu giúp loại bỏ hết độ nhám của lớp màu và khiến bề mặt sản phẩm sáng mịn hơn.
7. Vẽ tay hoặc chạm khắc
Kỹ thuật chạm khắc trên sơn mài có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được hoàn thiện bởi các nghệ nhân Việt Nam. Sau công đoạn đánh bóng, các nghệ nhân tiến hành chạm khắc và phủ màu họa tiết trên nền sơn mài. Vẽ tay là một kỹ thuật trang trí sơn mài đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Nghệ nhân tạo khuôn hoa văn trên bề mặt sản phẩm rồi vẽ tay từng đường nét, nhằm thể hiện tính sáng tạo và độc đáo của sản phẩm.
Mẫu hoa văn tinh xảo và sống động của bình hoa “Đêm trong vườn” được lấy cảm hứng từ thiên nhiên tươi đẹp và giàu chất thơ của Việt Nam. Nghệ nhân đã dành trọn vẹn 30 giờ để hoàn thành công đoạn vẽ tay.
8. Phủ bóng hoặc phủ mờ
Kỹ thuật phủ bóng hoặc phủ mờ trên sơn mài giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi sự tác động của các thành phần khác như vết bẩn hoặc dấu tay và mang đến cho sản phẩm một vẻ ngoài thời trang và hiện đại.
9. Mài quang
Sản phẩm được mài và trau chuốt lại lần cuối để làm nổi bật sự tinh tế và sắc nét của các họa tiết trang trí.
10. Đánh bóng
Đánh bóng là công đoạn chà xát nhẹ nhàng bề mặt sản phẩm cho đến khi nó trở nên đẹp và mịn mượt. Nghệ nhân chỉnh máy ở độ mài phù hợp để đánh bóng bề mặt cho đến khi sản phẩm đạt độ bóng hoàn hảo.
11. Kiểm tra chất lượng
Chất lượng là một trong những giá trị gốc rễ của Hanoia. Bởi vậy, qui trình kiểm tra chất lượng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, tương tự như đối với những sản phẩm công nghiệp tinh vi.
Nụ cười sáng bừng trên khuôn mặt nghệ nhân sơn mài. Với họ, sơn mài là tình yêu, là cuộc sống và mỗi sản phẩm sơn mài là món quà tặng của thời gian.