Sự kiện "New Look New Laque" (Vẻ đẹp mới của sơn mài) đánh dấu lần đầu hợp tác của Hanoia với nghệ sĩ Gilles Jonemann - một trong những người đặt nền móng cho dự án Petit h của Hermès. 24 tác phẩm được trưng bày tại Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội, mở cửa miễn phí từ 8h00 đến 21h00 diễn ra từ 25/11 - 1/12/2022.

SỰ TRỖI DẬY 
CỦA NHỮNG MÓN ĐỒ CŨ

Triển lãm “New Look New Laque” đánh dấu lần đầu hợp tác của Hanoia với nghệ sĩ Gilles Jonemann - một trong những người đặt nền móng cho dự án Petit h của Hermès. Sự kiện trưng bày 24 tác phẩm độc đáo gồm bình hoa, khay, bát lớn đã qua sử dụng của Hanoia. Nghệ sĩ Gilles Jonemann kết hợp những đồ vật này cùng mảnh gốm, sành cũ; miếng sắt bỏ đi; mảnh vụn thổ cẩm; lưỡi liềm, dao cắt cỏ; những mô hình đơm đó bằng tre của thế kỷ trước… Đây là những mảnh ghép ông thu thập được từ chuyến thăm các ngôi làng cổ, tiệm đồ cũ, công trường xây dựng… ở Việt Nam, tuy nhỏ bé mà thấm đẫm yếu tố thời gian cũng như phản ánh tinh thần văn hóa Việt.

Người xem có thể liên tưởng khác nhau về cùng một tác phẩm, nhưng tất cả sẽ nhận thấy niềm vui, điều kỳ diệu trong cuộc sống. Từ Le Riz d'Or (Ngọc thực), L’année du Buffle (Tân Sửu) cho đến Plate rouge (Đan Viên), Les danseurs (Vũ công)... tất cả được tạo nên từ tư duy về tỷ lệ và trí tưởng tượng tuyệt vời của người nghệ sĩ.

 

GÓC NHÌN
CỦA NGƯỜI KHỞI XƯỚNG

Nói về những tác phẩm trong triển lãm, người nghệ sĩ cho rằng mỗi tác phẩm đều có một câu chuyện riêng mà ở đó, mỗi mảnh ghép mộc mạc nhưng mang đậm yếu tố thời gian đã được lắp ráp, kết hợp với sơn mài để tạo nên sự cân đối, hài hòa đẹp mắt. “Tôi cũng đi thăm các cửa hàng của Hanoia và nhìn ngắm các sản phẩm được chế chế tác từ kỹ thuật thủ công truyền thống nhưng lại mang một vẻ đẹp đương đại. Ngay lập tức, tôi nghĩ mình có thể thêm vào những sản phẩm này một vài nét chấm phá nào đó để chúng thể hiện phong cách của riêng mình. Vậy là khi họ hỏi tôi nghĩ thế nào về một cuộc triển lãm, tôi đã mường tượng ra những sự biến hóa, lắp ghép, kết hợp giữa các đồ vật của Hanoia với những vật liệu mà tôi thu lượm được.” 

Trong khi đó, Hanoia là nhà chế tác thủ công cao cấp hàng đầu Việt Nam luôn mong muốn dựa vào tài năng, sức sáng tạo của các bạn trẻ trong nước để trở thành một thương hiệu “made in Vietnam” ngày càng được thế giới đánh giá cao. 

Bên lề sự kiện, chị Nguyễn Thị Nhung, một trong những nhà sáng lập thương hiệu Hanoia đã chia sẻ về dự án hợp tác này.

“Chúng tôi đã làm việc với Gilles Jonemann trong một thời gian dài, nhưng khi được tận mắt chiêm ngưỡng các tác phẩm của ông, chúng tôi đều vô cùng xúc động. Cảm giác thật diệu kỳ. 24 tác phẩm trùng lặp với yếu tố thời gian 24 giờ trong ngày và tất cả đều gợi nên trong tôi những cảm xúc đẹp. Hanoia là một cái tên rất trẻ mới bắt tay vào làm sơn mài với tấm lòng đầy hứng khởi bởi chúng tôi tin rằng mình có nhiều cơ hội thành công. Trên thực tế, chúng tôi có một lực lượng nghệ nhân tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Nhưng khi sản xuất đơn hàng cho các thương hiệu thời trang uy tín trên thế giới, chúng tôi hiểu rằng mình cần phải học hỏi rất nhiều.”

Dự án hợp tác với một nghệ sĩ lớn như Gilles Jonemann cũng mang đến cho các nhà thiết kế Hanoia cơ hội trau dồi bản thân. Trong tương lai, Hanoia sẽ tiếp tục tìm kiếm nhiều dự án hợp tác hơn nữa để không ngừng mở mang kiến thức và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mới.


Hanoia - thương hiệu Việt gắn với các giá trị bền vững

 

Hanoia là thương hiệu trẻ, mang trong mình hoài bão giữ gìn ngành nghề chế tác thủ công tại Việt Nam. Tự hào là nhà chế tác thủ công cao cấp hàng đầu Việt Nam, với sự đóng góp tài năng, sức sáng tạo từ các bạn trẻ trong nước, Hanoia dần trở thành thương hiệu “made in Vietnam” được người dùng thế giới đánh giá cao.

Xuất phát từ sự trân trọng nghề sơn mài truyền thống tại Việt Nam, Hanoia không ngừng làm sống lại cảm hứng cổ xưa qua hình khối, sắc màu, hoa văn và kỹ thuật đương đại. Tất cả được thổi hồn trong các bộ sưu tập, dòng sản phẩm đa dạng. Với tâm huyết đó, Hanoia góp phần tôn vinh nét độc đáo của chất liệu thuần Việt, những họa tiết biểu trưng cho văn hóa Á Đông, đồng thời nâng tầm giá trị sơn mài Việt vươn ra quốc tế. Đó không chỉ là thành tựu có trong một sớm một chiều, mà là quá trình lao động không ngừng nghỉ cùng sự tiếp thu cầu thị, liên tục học hỏi của những người thợ thủ công tại các làng nghề ở Việt Nam. 


3. Lót

Khi sơn hom đã khô, nghệ nhân sẽ dùng một lớp sơn sống phủ lên trên toàn bộ bề mặt của hom. Sản phẩm sau đó sẽ được đem ra mài nước để tạo độ phẳng và phủ thêm một lớp hỗ hợp sơn bên ngoài.


3.1. Cẩn trứng

Sau khi thực hiện từ 6 đến 8 lớp sơn hom, các nghệ nhân sơn mài sẽ tiến hành công đoạn trang trí. Cẩn trứng là một kỹ thuật khó đòi hỏi tay nghề cao, độ tập trung và sự tỉ mỉ đến từng chi tiết để đảm bảo mẫu hoa văn luôn ổn định và mềm mại trong từng chuyển động.


3.2 Mài lót

Các nghệ nhân sẽ phủ một lớp sơn mài tự nhiên lên sản phẩm, riêng phần có họa tiết sẽ được phủ sơn trong. Sau khi lớp sơn này khô, mài nhẹ bề mặt sản phẩm dưới hồ nước ngọt. Quy trình này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục.